Điều trị bệnh ung thư
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS NANA KOBAYASHI Chủ Tịch & Giám Đốc công Ty Cổ Phần Y Tế HELENE
Mục lục
Trong bài viết này, hãy cùng Bestme tìm hiểu về dấu hiệu và những nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể dư thừa vitamin A nhé!
1. Tình trạng thừa vitamin A là gì?
1.1 Khái niệm
Chứng tăng vitamin A, hay còn gọi là ngộ độc vitamin A, xảy ra khi bạn có quá nhiều vitamin A trong cơ thể. Tình trạng này có thể diễn ra ở mức độ cấp tính hoặc mãn tính.
Độc tính cấp tính xảy ra sau khi tiêu thụ một lượng lớn vitamin A trong một khoảng thời gian ngắn, thường trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Độc tính mãn tính, kinh niên xảy ra khi một lượng lớn vitamin A tích tụ trong cơ thể bạn trong một thời gian dài.
Các triệu chứng thừa vitamin bao gồm thay đổi thị lực, đau xương và thay đổi màu da. Độc tính kinh niên có thể dẫn đến tổn thương gan và tăng áp suất lên não.[1]
Tăng vitamin A có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ vitamin A của bạn. Hầu hết mọi người cải thiện đơn giản chỉ bằng cách giảm lượng vitamin A.
1.2 Nguyên nhân thừa vitamin A
Trong hầu hết trường hợp mọi người thừa vitamin A là do sử dụng thực phẩm chức năng liều cao hoặc dùng Megavitamin (vitamin tổng hợp) dài ngày.
Nguyên nhân ngộ độc cũng có thể do sử dụng lâu dài một số phương pháp điều trị mụn trứng cá có chứa liều lượng cao vitamin A, chẳng hạn như isotretinoin (Absorica, Sotret).
Nhiễm độc vitamin A cấp tính thường còn có thể là nguyên nhân của việc uống nhầm vitamin A ở trẻ em. Do đó cần phải bảo quản vitamin tổng hợp và thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A ngoài tầm với của trẻ em.
2. Dấu hiệu nhận biết cơ thể thừa vitamin A
Thừa vitamin A có nhiều triệu chứng tiềm ẩn khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cơ thể. Dư thừa vitamin A cấp tính và mãn tính đều gây ra chứng đau đầu, vàng da và phát ban trên cơ thể. Dưới đây là một số biểu hiện của người thừa vitamin A bạn có thể tham khảo:
Các triệu chứng của độc tố vitamin A cấp tính bao gồm:
- Buồn ngủ li bì
- Tính cách thất thường, dễ cáu gắt
- Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa
- Tăng áp lực lên não.
Các triệu chứng của độc tố vitamin A mãn tính bao gồm:
- Mờ mắt, thị lực suy giảm.
- Đau nhức trong xương.
- Chóng mặt, buồn nôn và ói mửa.
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
- Khô da, da bị ngứa hoặc bong tróc, móng tay dễ gãy.
- Làn da nứt nẻ ở khóe miệng, loét miệng.
- Rụng tóc, thừa vitamin A gây vàng da.
- Nhiễm trùng đường hô hấp.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, các triệu chứng phổ biến bạn cần chú ý khi trẻ bị dư thừa vitamin A như: không tăng cân, nhãn cầu lồi, lười ăn, hôn mê,...
3. Nguy cơ tiềm ẩn khi thừa vitamin A
Thừa vitamin A gây bệnh gì? Dư thừa vitamin A có sao không?
Thừa vitamin A gây lên nhiều hệ lụy đối với cơ thể. Các biến chứng tiềm ẩn của việc thừa vitamin A bao gồm:
- Những tổn thương liên quan đến gan.
- Loãng xương (một tình trạng khiến xương trở nên yếu, giòn và dễ bị gãy).
- Tích tụ nhiều canxi trong máu.
- Tổn thương thận do dư thừa canxi.
Độc tính của vitamin A cấp tính, còn được gọi là tăng vitamin A, xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi một người ăn một hoặc vài liều rất cao. Ngoài những dấu hiệu thừa vitamin A đã nêu trên, trong các trường hợp nghiêm trọng, áp suất dịch tủy sống não có thể tăng lên, dẫn đến buồn ngủ cuối cùng là hôn mê và thậm chí tử vong.
Theo thử nghiệm ATBC cho thấy việc bổ sung một lượng lớn beta-carotene - tiền chất của vitamin A (20 mg/ngày), có hoặc không có vitamin E 50 mg/ngày, trong vòng 5-8 năm làm tăng nguy cơ ung thư phổi và tử vong ở nam hút thuốc lá.[2]
Đồng thời, thử nghiệm CART cũng cho thấy việc bổ sung một lượng lớn beta-carotene (30 mg/ngày) cộng với retinyl palmitate - hợp chất tiền vitamin A 7.500 mcgRAE (25.000 IU)/ngày trong 4-8 năm, cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi và tử vong do ung thư phổi.[3]
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong khi mang thai được biết đến là tác nhân gây ra các khuyết tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến mắt, hộp sọ, phổi và tim của trẻ.[4]
4. Hàm lượng vitamin A tối đa mỗi ngày
Theo nguồn tin đáng tin cậy của Viện Y tế Quốc gia (NIH), hàm lượng vitamin A tối đa mỗi ngày là:
Giai đoạn | Lượng vitamin A tối đa |
0-6 tháng tuổi | 400 micrograms (mcg) |
7-12 tháng tuổi | 500 mcg |
1- 3 tuổi | 300 mcg |
4-8 tuổi | 400 mcg |
9-13 tuổi | 600 mcg |
14-18 tuổi | 900 mcg (nam), 700 mcg (nữ) |
19 tuổi trở lên | 90 mcg (nam), 700 mcg (nữ) |
19 tuổi trở lên mang thai | 770 mcg |
19 tuổi trở lên cho con bú | 1300 mcg |
Thừa vitamin A phải làm sao?
Tùy từng vào giới tính, độ tuổi và giai đoạn mà cơ thể chúng ta cần những lượng vitamin A khác nhau. Trứng, cá, thịt, gan, tôm... đều là những thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao, có thể bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai, cần lưu ý về hàm lượng vitamin A cần thiết của cơ thể. Đừng quá lạm dụng thực phẩm chức năng, nên ưu tiên lựa chọn những nguồn cung cấp vitamin từ thực phẩm lành mạnh.
Đồng thời trong quá trình sử dụng các sản phẩm uống bổ sung vitamin A cũng cần lắng nghe cơ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện gì bất thường cần cân nhắc việc dừng lại hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia.
Tổng kết
Mặc dù vitamin A rất cần thiết nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều hoặc dư thừa lượng vitamin A thì cơ thể cũng có nhiều phản ứng nguy hiểm. Qua bài viết này, Bestme hy vọng bạn nắm được những dấu hiệu và nguy cơ tiềm ẩn của việc thừa vitamin A để có những biện pháp phòng tránh.
Để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng, hãy theo dõi Bestme mỗi ngày nhé!
Tài liệu tham khảo
[1]. https://www.healthline.com/health/hypervitaminosis-a
[2]. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/
[3]. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/
[4]. https://www.healthline.com/health/hypervitaminosis-a#complications
Bài viết phổ biến khác