Test size Heading
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Metades: Trẻ tự kỷ không có giấc ngủ ngon sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến cuộc sống như trầm cảm, nóng nảy, tăng động, suy giảm ý thức,...
Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại ở trẻ tự kỷ bởi sự ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe của trẻ và chất lượng cuộc sống của gia đình. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc có thể thức dậy nhiều lần trong đêm. Những vấn đề này không chỉ làm gián đoạn sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh của trẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng nhằm giúp trẻ ngủ ngon hơn, sống tích cực hơn. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp của các biện pháp khoa học và phương pháp can thiệp phù hợp từ chuyên gia và cả gia đình.
1. Tại sao trẻ tự kỷ khó ngủ?
Theo báo Sleep Science của Mỹ, ước tính có khoảng 50% đến 80% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phổ tự kỷ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Trong đó các chuyên gia thấy rằng, tỷ lệ khó đi vào giấc ngủ được chia ra bởi các nguyên nhân như kháng cự đi ngủ (25,6%), lo lắng khi ngủ (22,7%), chậm đi vào giấc ngủ (17,9%) và buồn ngủ ban ngày (14,7%).
Những hiểu lầm về bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến nhất
Tất cả trẻ em đều có thể gặp vấn đề khi đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Tuy nhiên trẻ tự kỷ có thể gặp các vấn đề cụ thể về giấc ngủ, bao gồm:
- Thói quen ngủ và thức dậy không đều đặn (cụ thể như cho trẻ thức đến rất khuya hoặc trẻ thức dậy rất sớm vào buổi sáng)
- Ngủ ít hơn nhiều so với độ tuổi của trẻ hoặc thức hơn một giờ trong đêm
- Thức dậy và làm hoạt động yêu thích hoặc gây tiếng ồn trong một hoặc nhiều giờ vào ban đêm.
Rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao hơn ở trẻ tự kỷ
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Các nhà nghiên cứu cho biết tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường. Hiện nay họ vẫn chưa biết chắc chắn tại sao trẻ tự kỷ lại gặp vấn đề về giấc ngủ, nhưng nhờ các nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia đã có một số giả thuyết nhất định về vấn đề này.
Trẻ tự kỷ cần một mức độ hoạt động thể chất nhất định trong ngày để tiêu hao năng lượng. Nếu trẻ không vận động đủ, có thể do hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc vận động cơ thể, điều này khiến trẻ không đủ mệt để đi vào giấc ngủ dễ dàng vào buổi tối. Một nguyên nhân khác đó là thời gian ngủ ban ngày quá nhiều, ví dụ như trẻ tự kỷ ngủ trưa quá muộn trong ngày hoặc ngủ quá lâu, điều này có thể làm rối loạn nhịp sinh học của trẻ, khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối. Việc ngủ trưa không hợp lý có thể làm giảm cảm giác buồn ngủ vào giờ đi ngủ tối.
Ban ngày trẻ ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm
2.3. Sự lo lắng
Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dẫn đến tình trạng lo âu hoặc căng thẳng, đặc biệt là vào buổi tối. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó thư giãn và đi vào giấc ngủ.
2.4. Đái dầm và đi vệ sinh
Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và tuân theo các chỉ dẫn về việc sử dụng nhà vệ sinh, cũng như không nhận ra các dấu hiệu cơ thể cho thấy cần đi vệ sinh. Ở những trẻ tự kỷ có thể gặp tình trạng rối loạn cảm giác như không cảm nhận được sự khó chịu khi bàng quang đầy hoặc ngược lại, đôi khi chúng lại cảm thấy quá nhạy cảm với việc sử dụng nhà vệ sinh.
2.5. Nguyên nhân sinh học
Sự rối loạn của các hormone giấc ngủ trong não khiến trẻ tự kỷ không "điều chỉnh" được nhu cầu ngủ của chính mình dẫn đến đảo lộn giờ giấc ngủ.
2.6. Bệnh tật và tình trạng sức khỏe khác
Trẻ em tự kỷ thường ít vận động nên sức đề kháng sẽ yếu hơn, dễ dẫn đến các bệnh như cảm cúm, hen suyễn, nhiễm trùng,... Ba mẹ cần theo dõi một cách cẩn thận để đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa nhằm điều trị sớm, phục hồi sức khoẻ cho con.